Ẩm thực Nhật Bản chinh
phục du khách nhờ sự tinh tế trong lựa chọn nguyên liệu cũng như cách chế biến
độc đáo.
Gyutan – món ăn làm từ lưỡi bò, được ra đời trong
tình trạng thiếu lương thực trong chiến tranh nhưng sau đó đã trở thành điều
đáng tự hào của Nhật Bản.
du khách quốc tế khi đến Nhật Bản thường nghĩ ngay
đến bò Wagyu, Kobe, Matsusaka hay món bò nướng yakiniku nổi danh. Họ thường cho
qua gyutan (“gyu” nghĩa là bò trong tiếng Nhật, trong khi “tan” được hiểu là
lưỡi (tongue) trong tiếng Anh). Lý do là ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là
phương Tây, văn hóa ăn “từ đầu đến đuôi” một con vật vẫn chưa được công nhận.
Những
người sành ăn gyutan lại cho rằng một khi đã bước qua được rào cản tâm lý, món
ăn này sẽ mang đến trải nghiệm thật sự thú vị.
Tại nhà hàng Aji Tasuke
ở Sendai, đầu bếp cẩn thận lấy những miếng lưỡi bò thái sẵn còn đỏ hồng và đặt
lên bếp than. Sử dụng một đôi đũa gỗ lớn, ông lật chúng hơn 2 lần, mỗi mặt 20
giây. Mỡ chảy xèo xèo khi lửa bén vào lớp thịt
Món gyutan được thái dày
hơn thịt bò thông thường, do đó có độ dai dai, sần sật nhưng không hề khó ăn
như những gì bạn hình dung.
Những miếng lưỡi bò thơm
ngon nhất chỉ sử dụng Một chút muối để không làm mất đi hương vị lôi cuốn của
thịt. Thực khách có thể gọi gyutan để ăn riêng, nhưng gợi ý tối ưu là hãy gọi
theo suất. Một suất gyutan ăn kèm với súp đuôi bò và cơm chiên Nhật Bản (làm từ
gạo lúa mạch) có giá 1.600 yên (tương đương 14,66 USD).
Nhà hàng này chỉ phục vụ
lưỡi bò nướng. Nếu muốn thử các biến tấu khác từ lưỡi bò, hãy đến các cơ sở của
nhà hàng Rikyu và Kisuke ở Sendai. Món cà ri lưỡi bò cũng được rất nhiều người
yêu thích.
Mặc dù Hiện nay món
gyutan được phục vụ tại hầu hết nhà hàng yakiniku trên đất nước Nhật Bản,
Sendai vẫn là nơi bạn có thể thưởng thức món gyutan xuất sắc nhất. Đây là thành
phố lớn nhất khu vực Tohoku ở phía bắc Nhật Bản. Nhà hàng Aji Tasuke ở
Sendai cũng là nơi ra đời món gyutan trứ danh, được mở từ năm 1948 bởi người
đàn ông có tên Keishiro Sano.
Sano rời nhà tới Tokyo học việc khoảng từ năm 1935. Lấy cảm hứng từ một
đầu bếp người Pháp, ông đã suy nghĩ về việc sử dụng lưỡi bò và chế biến sao cho
thích hợp với khẩu vị người Nhật.
Sau Thế chiến thứ hai,
ông trở về phía bắc và mở một nhà hàng ở Sendai. Do tình trạng thiếu lương
thực, ông bắt đầu phục vụ lưỡi bò và súp đuôi bò cho thực khách. “Người
Nhật cho rằng khi đã giết mổ một con vật, ta phải sử dụng toàn bộ bộ phận có
thể ăn được trên người nó”, chuyên gia ẩm thực Nhật Bản Elizabeth Andoh cho
biết. “Gyutan có nhẽ còn là sản phẩm của sự tuyệt vọng khi thiếu lương thực sau
Thế chiến thứ hai.”
Gần bảy thập kỷ trôi
qua, Sano đã qua đời nhưng hình ảnh của ông vẫn được treo trên tường ở nhà hàng
Aji Tasuke, hiện được con trai ông quản lý.
Ngày nay, bạn không thể
tới bất kỳ góc phố nào của thành phố triệu dân này mà không nhìn thấy một biển
hiệu quảng cáo món gyutan.
Mỗi vùng đất ở Nhật Bản
đều có một đặc sản riêng, không trùng lắp với các nơi khác. Điều này đã tạo ra
văn hóa “omiyage”, nghĩa là sau chuyến đi tới vùng đất nào đó, người Nhật sẽ
mua đặc sản, quà lưu niệm của nơi này về cho gia đình và bạn bè. Lưỡi bò đông
lạnh được đóng gói và bày bán ở nhà ga xe lửa Sendai.
Ở Tokyo, các món lưỡi bò
sẽ được quảng cáo là “gyutan kiểu Sendai”. Đây là cách người bán hàng khẳng
định chất lượng món ăn này cho thực khách.
Omurice gồm cơm rang được cuộn trong một lớp trứng mỏng vàng bắt mắt, rưới thêm tương ớt và ăn khi còn nóng |
Udon là mì sợi dày thường được ăn lạnh vào mùa hè và ăn nóng vào mùa đông. Phiên bản đơn giản nhất có tên kake udon, gồm mì được chan nước dùng làm từ dashi, xì dầu và mirin | |||||||||||||
Chanko nabe là món ăn
dành cho các võ sĩ sumo muốn tăng cân, được làm từ nhiều loại thịt và rau củ
ninh trong nước dùng dashi.
|
Ramen là một trong
những món ăn được nhiều người biết tới nhất của Nhật. Trong đó, những sợi mì
nhỏ được chan nước dùng gà hoặc lợn béo ngậy, thêm hành tươi, thịt lợn và trứng
trần.
|
Ikayaki là mực được nướng nguyên con, rưới xì dầu và cắt thành miếng. Món này thường xuất hiện ở các quán rượu cạnh nhà ga hoặc trong các lễ hội tại Nhật Bản |
Mì soba được làm từ
bột kiều mạch. Món ăn này vừa nhanh, vừa rẻ, thường được ăn kèm với nhiều loại
thức ăn khác.
|
Onigiri là cơm được nắm thành hình tam giác, một món ăn trưa phổ biến
được bày bán ở các cửa hàng tiện ích. Onigiri thường có nhiều loại nhân, từ cá
hồi tới mận muối |
Natto là đậu nành lên
men, có mùi vị độc đáo và thường được ăn cùng cơm trong bữa sáng. Những người
không quen có thể cảm thấy choáng váng khi ngửi thấy mùi của món natto.
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét