QUY TẮC ĐỔI TIỀN ĐÔ

Bên cạnh việc mua được vé máy bay giá rẻ khi đi du lịch nước ngoài, việc đổi tiền đô ở TPHCM đi du lịch cũng luôn được quan tâm của rất nhiều người. Hiện nay tại Việt Nam du lịch nước ngoài đối với mọi người đang trở thành là xu thế.
Cửa hàng không bán cho cá nhân
Hầu hết các cửa hàng vàng bạc gần chợ Bến Thành (TPHCM) đều lắc đầu khi nghe khách hàng hỏi mua USD.

Bà chủ cửa hàng vàng bạc Kim Hoàn Việt trên đường Lê Thánh Tôn, cũng là đại lý thu đổi ngoại tệ nhưng trước nay không bán USD, sáng 9/6 cho biết các bạn hàng khá im ắng, không nói gì về giá giao dịch như những ngày trước nữa. “Có hỏi thì họ cũng ngại trả lời lắm!”, bà cho biết.
Theo bà chủ cửa hàng Kim Hoàn Việt, những ngày sốt giá USD có khi lên đến hơn 18.000 đồng, cửa hàng của bà vẫn phải thu theo giá của ngân hàng, còn khách đến hỏi mua thì không bán trong khi các cửa hàng khác người ra vào mua bán tấp nập.

Trên thực tế, làm đại lý thu đổi ngoại tệ chỉ hưởng hoa hồng 0,05% lượng ngoại tệ nộp vào ngân hàng trong khi nếu thu vào rồi bán lại trên thị trường tự do sẽ lời hơn rất nhiều nên nhiều đại lý không nộp tiền vào ngân hàng nữa hoặc nộp số lượng rất nhỏ
Sau khi NHNN có thông báo trên, giá USD ngoài thị trường tự do đã sụt mạnh từ 18.200 đồng xuống còn 17.600 đồng. Trong hai ngày cuối tuần (ngày 7 và 8/6), giá thu vào chỉ còn khoảng 17.200 đồng.

Đến sáng 9/6, có cửa hàng tại quận 1, TPHCM, chỉ mua USD với giá 17.000 đồng, có nơi mua đô la khoảng 17.200-17.300 đồng, còn giá bán ra trên thị trường tự do khoảng 17.700 đồng.  
Tỷ giá USD/đồng Việt Nam do NHNN niêm yết trong ngày 9/6 là 16.132, trong khi các ngân hàng thương mại cũng niêm yết giá USD ở mức cao nhất có thể, chẳng hạn giá mua vào tại Eximbank là 16.293 đồng, tại Vietcombank là 16.290 đồng; giá bán ra cùng ở mức 16.293 đồng.  
Việc quy định các bàn thu đổi không được tự do bán ngoại tệ cho cá nhân đã có từ rất lâu theo pháp lệnh ngoại hối và khi ký hợp đồng với các ngân hàng thì đều được ghi rõ trong điều khoản. Quy định như vậy nên cá nhân muốn mua ngoại tệ phải mua từ ngân hàng.
Ngân hàng cũng không chịu bán cho cá nhân
Để được mua ngoại tệ của ngân hàng, cá nhân phải qua các thủ tục chứng minh nhu cầu cần thiết về mua ngoại tệ của mình.

Chẳng hạn đi du lịch nước ngoài, khách hàng cần phải đem passport, vé máy bay đến trình bày với ngân hàng để được ngân hàng bán ngoại tệ.

Thực tế, lâu nay phần lớn người dân có nhu cầu mua ngoại tệ đều không làm như vậy vì ngại các thủ tục rườm rà. Họ đến thẳng các tiệm vàng hoặc bàn thu đổi ngoại tệ để thỏa thuận giao dịch, trong khi các bàn thu đổi ngoại tệ vốn lập ra để phục vụ khách nước ngoài có nhu cầu đổi ngoại tệ sang đồng Việt Nam để chi dùng.  
Tuy nhiên, vào thời điểm này hiếm có ngân hàng chịu bán USD cho cá nhân. Theo lời giải thích của cán bộ một chi nhánh ngân hàng quốc doanh, nếu mua USD để đi nước ngoài tại chi nhánh của ông có giấy tờ đầy đủ thì sẽ được mua với mức giá niêm yết.

Tuy nhiên, vì giá bán ra của ngân hàng và giá thu vào ngoài thị trường tự do đang chênh lệch khá lớn (ngân hàng bán 16.293, bên ngoài mua 17.300 đồng), để tránh trường hợp nhiều cá nhân mua từ ngân hàng đem ra ngoài bán lại nên chi nhánh ngân hàng này ngừng bán USD cho cá nhân.  
Giá bán USD cho doanh nghiệp có nhu cầu hiện cũng cao hơn nhiều so với giá niêm yết chính thức, khoảng hơn 17.000 đồng. “Các doanh nghiệp nhập khẩu đang khóc ròng vì tỷ giá cao quá, mặc dù có giảm hơn mấy ngày gần đây nhưng vẫn là cao hơn so với hơn một tuần trước”, vị cán bộ trên nói.  
Một nhân viên ngân hàng khác thì cho biết ngân hàng chỉ bán USD cho doanh nghiệp với giá 17.900 đồng, cao hơn khá nhiều so với giá niêm yết với lý do rằng thu mua ngoại tệ với giá niêm yết không ai bán cả nên ngân hàng phải thu giá cao hơn hoặc đi mua trên thị trường liên ngân hàng vốn đã lên đến 17.850 đồng.  
Lãi suất huy động USD mặc dù đã tăng lên nhiều, có ngân hàng lên đến 7,5%/năm, nhưng theo các ngân hàng lượng huy động được vẫn còn eo hẹp.

Giám đốc chi nhánh một ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại TPHCM cho biết ngân hàng không chủ trương cho vay ngoại tệ trong thời gian này. “Đối với các hợp đồng đã ký thì ngân hàng vẫn cho vay, còn những hợp đồng mới, ngân hàng sẽ khuyên khách hàng nên vay tiền đồng và hạn chế tối đa hợp đồng mới”, ông nói.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hiện nay cũng đã dè dặt hơn với việc vay USD vì ngoài lãi vay còn bị ảnh hưởng bởi tình hình tỷ giá mà tỷ giá thời gian gần đây biến động tăng cao liên tục.  

Ngoài quy định của NHNN về hạn chế cho vay ngoại tệ, một lý do khác mà các ngân hàng e dè trong chuyện cho doanh nghiệp vay USD là do thiếu nguồn. Có ngân hàng do trước đây đã mạnh tay cho vay ngoại tệ nên giờ huy động vào chỉ để đảm bảo tỷ lệ an đoàn đối với nguồn vốn bằng ngoại tệ chứ không nhằm hoạt động cho vay.

0 nhận xét:

Copyright © BLOG DU LỊCH | Designed With Eva Air | Eva Airlines | Eva Air Vietnam | Eva Air Đài Loan | Vé máy bay đi CANADA | Vé máy bay đi MỸ | http://vemaybaydimy.org.vn/ | http://vemaybay123.vn/ve-may-bay-di-canada.html | http://vemaybay123.vn/ve-may-bay-di-my.html | http://evaair-vn.com/eva-air | http://evaair-vn.com/eva-airlines | Blogger
Scroll To Top